Đặc điểm Somen

Loại mì này nhỏ sợi rất mảnh (đường kính không quá 1.3 mm) làm bằng bột mì và nước muối.[1] Loại mì này thường dùng ăn lạnh. Đường kính nhỏ chính là đặc điểm phân biệt các loại mì của Nhật Bản cho dù hiyamugiudon cũng làm bằng bột mì nhưng sợi to hơn. Cách làm somen cũng như các loại mì khác là bằng cách kéo giãn bột. Mỗi lần kéo thì mì càng nhỏ sợi. Đối với somen cần phải hơn 30 đợt trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó, mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn.[1]

Sōmen thường dùng lạnh vì được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau và chấm với một loại nước chấm nhạt gọi là tsuyu. Tsuyu thường là một loại nước chấm làm từ katsuobushi (một loại cá ngừ khô) có thể được pha thêm hương vị hành ta, gừng hoặc myoga. Vào mùa hè, mỳ Somen ướp lạnh được xem là một món ăn giúp "giải nhiệt cuộc sống". Ngoài ra, Món mỳ Somen còn được trình bày và thưởng thức một cách cầu kì với rất nhiều các hương vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị thực khách.[2]